Sau nhiều vụ rò rỉ hình ảnh, thông tin không chính thức tại Trung Quốc,
vừa qua trang web Engadget đã có trong tay một phiên bản hoàn chỉnh của
chiếc điện thoại Xperia Play (tên gọi khác là Playstation Phone) của Sony Ericsson
(SE). Trong bài này, Tinhte xin lược dịch bài đánh giá tổng quan của
Engadget về chiếc smartphone chơi game chuyên dụng đầu tiên sẽ được SE
ra mắt vào thời gian tới.
Phần cứng
Nhắc lại một chút về "tiểu sử" của chiếc Xperia Play này. Vào thời điểm
mới bị rò rỉ, máy có tên mã là Zeus với số hiệu R800i. Sau đó, những bức
ảnh chất lượng hơn cho thấy máy được xếp vào gia đình Xperia và sẽ chạy
hệ điều hành Gingerbread. Một số thông số kỹ thuật cơ bản của Xperia
Play: màn hình LCD cảm ứng đa điểm 4" kích thước 854 x 480 (có tin cho
rằng Xperia Play sẽ được trang bị loại màn hình Bravia giống như Xperia
Arc), BXL Qualcomm MSM8655, GPU Adreno 205, RAM 512MB. Thử nghiệm sức
mạnh của Xperia với các phần mềm phổ biến thì kết quả như sau: máy đạt
1.689 điểm Quadrant và 59fps trên Neocore. Đáng tiếc, phiên bản mà
Engadget có trong tay lại không sử dụng được wifi do bị lỗi driver chip
wifi. Nhưng với chip wifi BCM4329, Xperia Play có khả năng bắt Wifi
chuẩn n, Bluetooth 2.1 với EDR và tính năng thu phát sóng FM).
Xperia Play có các phím cứng tương đối tiêu chuẩn của hệ điều hành
Android. 4 phím cứng trên màn hình gồm: trở về, menu chính, màn hình
home và tìm kiếm. Trên đỉnh là phím nguồn và 2 phím tăng giảm âm lượng
bên cạnh trái. Theo đánh giá của Engadget, phím nguồn quá bé, trong khi 2
phím âm lượng được thiết kế chưa hợp lý lắm, vì thế có thể gây chút khó
khăn cho người dùng khi mới sử dụng. Xperia Play sử dụng pin dung lượng
1500mAh (cùng loại với X10), cho thời gian sử dụng 3G khoảng 24 giờ với
cường độ trung bình. Đặc biệt, gần camera của máy có thêm 1 mic thứ 2
để khử tiếng ồn (giống Nexus One), tuy nhiên trong thử nghiệm của
Engadget, mic này không hoạt động.
Khi trượt màn hình lên, một bàn phím chơi game chuyên dụng như trên tay
cầm PlayStation sẽ hiện ra với màu chủ đạo là bạc (ngoại trừ việc thiếu 2
phím Analog điều hướng). Đặc biệt, dàn phím điều hướng 4 chiều có thể
sử dụng được cho hệ điều hành Android, rất tiện lợi cho những ai quen sử
dụng bàn rê hay con lăn. Engadget đã thử so sánh trải nghiệm chơi game
trên Xperia Play và PSP Go và nhận xét rằng Xperia Play có độ cân bằng
thua PSP Go do phần bàn phím nhẹ hơn, và 2 phím L và R hơi nông. Tuy
vậy, về tổng quan, Engadget vẫn đánh giá Xperia Play cao hơn PSP Go.
Phần mềm
Sau vài ngày sử dụng Xperia Play, máy cho thấy sức mạnh và sự ổn định
của mình, đặc biệt khi không sử dụng giao diện Timescape vốn nặng nề và
ngốn nhiều tài nguyên. Một điểm đáng lưu ý là phần Mediascape không còn
là 1 ứng dụng như các phiên bản cũ, mà được chia thành nhiều widget nhỏ
như nhạc, kho hình và các shortcut đa phương tiện. Tương tự như Nexus S,
Xperia Play chạy phiên bản Gingerbread 2.3 của Android với đầy đủ các
hiệu ứng cơ bản. Bàn phím cũng không có nhiều thay đổi, trình phát nhạc
mặc định đã được SE thay bằng 1 ứng dụng riêng của hãng. Trình xem phim
của máy có thể dễ dàng xử lý video HD 720p H.264, nhưng đáng tiếc là
không hỗ trợ các định dạng như AVI hay MKV.
Rút kinh nghiệm từ người tiền nhiệm X10, SE đã cải tiến giao diện người
dùng để tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng Android. Đối với Xperia Play (và
cả Xperia Arc),
SE đã học hỏi từ giao diện Leap (Sense) của HTC để đưa vào tính năng
lựa chọn nhanh màn hình home. Mặc dù chưa thật sự mượt như HTC Leap
nhưng những cải tiến của SE là rất đáng hoan nghênh. Một tính năng thú
vị khác của SE được tích hợp vào Xperia Play là khả năng xếp thứ tự khi
màn hình menu xoay ngang. Với tính năng này, bạn có thể tuỳ biến thứ tự
các ứng dụng theo ABC, theo tần suất sử dụng hay theo thời gian cài đặt.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự do di chuyển vị trí các icon ứng dụng sao
cho thuận tiện nhất với nhu cầu sử dụng của mình (tương tự như trên
iOS).
Về khả năng chơi game, do chưa có nhiều game chuyên dụng được viết cho
Xperia Play nên Engadget chỉ thử nghiệm 1 số game mô phỏng trên PS1. Với
một số tựa game như Ridge Racer Revolution, Tony Hawk's Pro Skater 4,
Gundam Battle Asault 2 hay Super Mario Bros 4, trải nghiệm trên máy là
khá tốt, tuy việc thiếu phím Analog điều hướng ít nhiều là 1 trở ngại
khi thao tác.
Camera
Tuy là một smartphone chuyên chơi game nhưng khả năng chụp ảnh của
Xperia Play rất ấn tượng. Ảnh sắc nét, màu sắc sống động (hơi dư đỏ), và
chụp tốt ở chế độ macro. Trong điều kiện ban đêm, do thiếu tính năng
tap-to-focus, bạn phải chụp nhiều lần để bảo đảm máy đã canh nét đúng.
Thật đáng tiếc khi Xperia Play không có khả năng quay HD, độ phân giải
cao nhất của máy chỉ là 800 x 480. Một lỗi nho nhỏ trong phần xem hình
là các icon hình ảnh tự động bị cắt (crop) một phần chứ không phải là
toàn bộ tấm hình. Hi vọng trong phiên bản chính thức SE sẽ điều chỉnh
khuyết điểm này, cũng như thêm vào tính năng quay HD cho máy.
Tổng kết
Đây
mới chỉ là một bài tổng quan đánh giá cơ bản về phần cứng và phần mềm
của Xperia Play. Còn rất nhiều điều chúng ta muốn biết về "quân bài mới"
này của SE: game của máy sẽ được mua và tải như thế nào? Giá cả ra sao?
Và quan trọng nhất là chiếc Xperia Play này sẽ có giá bao nhiêu? Tất cả
sẽ được SE giải đáp trong Hội nghị di động toàn cầu MWC diễn ra vào
tháng tới.
Phiên bản iPhone 4 chạy mạng CDMA rất được chờ đợi đã xuất hiện với không nhiều khác biệt, điểm duy nhất đáng chú ý là lỗi mất sóng đã được khắc phục.
Thiết kế của iPhone 4 CDMA không khác iPhone 4
Có lẽ không có một mẫu điện thoại nào đặc biệt hơn iPhone 4 CDMA khi chú dế này vừa quen mà lại vừa lạ với đa số người sử dụng. Không chỉ có kích thước và những tính năng tương đồng với model loại thường, sản phẩm của Apple được thiết kế riêng cho nhà mạng Verizon cũng sở hữu những nét độc đáo mà có thể sẽ khiến bạn có đôi chút bỡ ngỡ. Sau đây sẽ là đánh giá chi tiết về smartphone.
Phần cứng
Không nhiều điều để nói về cấu hình của iPhone 4 CDMA khi chú dế sở hữu thiết kế bên ngoài gần giống đồng nhiệm chạy mạng GSM. Tuy nhiên, các rãnh đã thay đổi với 4 rãnh bố trí hai bên trái, phải và đầu phía dưới máy. Theo CTO Tim Cook, về cơ bản ăng-ten trên hệ thống mới không hề khác biệt và chất lượng cuộc gọi cũng như truyền tải dữ liệu được giữ nguyên. Thêm điểm đặc biệt là model không có Sim (dĩ nhiên) và nút tăng giảm âm lượng được dịch đi đôi chút cho phù hợp.
Bên cạnh đó, mobile vẫn sử dụng chip xử lí A4 cùng 512 MB RAM, màn hình hiển thị Retina 960 x 640 pixel, dung lượng lưu trữ vẫn bao gồm các phiên bản 16 GB và 32 GB cho bạn chọn lựa. Không chỉ có vậy, camera của máy vẫn được giữ nguyên với khả năng chụp ảnh rất tốt cũng như quay các đoạn video 720p.
Chất lượng cuộc gọi, kết nối và âm thanh
Đúng vậy, đây chính là mảng được chú ý nhiều nhất khi iPhone 4 CDMA ra mắt. Và đến giờ phút này, có thể khẳng định lỗi rớt sóng từng xuất hiện đã trở thành quá khứ. Tại buổi ra mắt sản phẩm, nhà mạng Verizon đã khẳng định chắc chắn iPhone 4 CDMA không chỉ có mạng lưới hoạt động rộng lớn hơn mà còn tăng cường chất lượng cuộc gọi tốt hơn.
Mặc dù vậy, chú dế không phải là hoàn hảo nên khi di chuyển ở khu vực sóng yếu, vấn đề trên vẫn có khả năng xảy ra. Theo đó, chất lượng âm thanh bị ảnh hưởng, tuy không nhiều và có thể chấp nhận được. Thêm nữa, bạn không thể kết nối 3G và gọi điện cùng một lúc, mặc dù việc nhận hay gửi tin nhắn không bị ảnh hưởng.
Dữ liệu và phần mềm
Thật đáng buồn nhưng phiên bản CDMA của iPhone 4 tỏ ra khá thua kém người anh em của mình trong khía cạnh truyền tải dữ liệu. Được biết tốc độ download và upload của iPhone 4 GSM đo được tương ứng là 3 Mbps và 1Mbps, trong khi đó hệ thống mới chỉ là 1,4 Mbps và 0,5 Mbps – kém hơn một nửa. Đồng thời, độ ổn định của iPhone 4 CDMA cũng thua khá nhiều, do đó có thể khẳng định rằng bạn xem video Youtube trên iPhone 4 GSM sẽ tốt hơn hẳn.
Với mảng phần mềm, tuy được trang bị hệ điều hành iOS 4.2.6 nhưng phiên bản không có nhiều sự khác biệt, ngoại trừ sự xuất hiện của tính năng mới Personal Hotspot. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ dàng biến smartphone thành modem kết nối với các thiết bị khác qua Wi-Fi, Bluetooth hay cáp đồng bộ để truy cập Internet bằng sóng 3G. Tuy các thao tác cài đặt tương đối đơn giản và dễ dàng, song cái giá 20 USD công thêm sẽ khiến cho bạn muốn cân nhắc đôi chút trước khi bổ sung thêm tính năng.
Thời lượng pin, giá cả và đánh giá chung
Khá tương đồng với iPhone 4 gốc, sản phẩm được sử dụng cho mạng Verizon sở hữu thời lượng pin thuộc loại tốt, dẫu không quá xuất sắc. Như vậy, với mỗi lần sạc, điện thoại đủ sức phục vụ bạn 24 tiếng thực sự bận rộn với các hoạt động nghe gọi, nhắn tin, lướt web và duyệt e-mail liên tục. Theo đó, khung giá được Verizon xây dựng cho các khách hàng của mình cũng tỏ ra linh hoạt và hấp dẫn với các gói cước đa dạng, chi phí từ 20 đến 90 USD một tháng.
Tóm lại, iPhone 4 CDMA không phải là một model mới, càng không phải là một thiết bị dạng thử nghiệm mà chính là hạng mục bổ sung của Apple nhắm đến những khách hàng sử dụng mạng CDMA – trước hết là tại Mỹ. Cùng với đó, những ưu điểm nổi trội của chú dế như thiết kế, cấu hình hay độ dẻo dai vẫn được giữ nguyên, cộng thêm sự bổ sung chất lượng và khắc phục các yếu điểm còn tồn tại. Chắc hẳn, đây chính là cơ hội lớn cho các người dùng vốn vẫn đang mơ ước sở hữu smartphone của "quả táo cắn dở” được thỏa lòng.
Những thông tin đến từ nhà mạng AT&T cho biết chiếc điện thoại Motorola Atrix
sẽ chính thức được bán ra vào ngày 06 tháng 03 tới đây, trước đó vào
ngày 13 tháng 02 bạn đã có thể bắt đầu đặt hàng trước. Với việc kí hợp
đồng sử dụng 2 năm bạn sẽ được mua Atrix với giá 200$, hiện vẫn chưa có
giá bán cho bản không khoá mạng. Ngoài ra đợt ngày bạn cũng có thể mua
trọn bộ máy + phụ kiện Laptop Dock với giá 500$, nếu không mua phụ kiện
ngay mà để mua lẻ sau thì riêng Laptop Dock có giá 500$. Ngoài ra bạn có
thể mua thêm Entertainment Access Kit bao gồm HD Multimedia Dock, bàn
phím + chuột bluetooth, và remote control với giá 190$
Trên thị trường smartphone hiện nay thì Aava Mobile
đến từ Phần Lan là một tên tuổi chưa được nhiều người biết đến. Công ty
này được thành lập năm 2009 và mục tiêu nhằm phát triển một nền tảng di
động "mở" dành cho thị trường OEM/ODM. Năm nay, trước thềm MWC 2011, Aava Mobile đã tiết lộ một mẫu smartphone độc đáo có tên gọi Aava Core, mỏng chỉ 8,9mm và sử dụng CPU Intel Medfield.
Aava Core cho biết đây là thế hệ smartphone thứ 2 của hãng và có thể hoạt động với cả 2 nền tảng Android và Meego.
Vì đặc tính "mở" cao, đối tượng khách hàng của Aava Core chiếm phần lớn
là các nhà phát triển thay vì người dùng cuối. Theo đó, họ sẽ sử dụng
thiết bị để phát triển phần lõi dành cho smartphone hay máy tính bảng và
thậm chí là các thiết bị lớn hơn chẳng hạn như máy ATM, TV, tủ lạnh,
v.v...
Mặc dù khá lạ lẫm như thực ra, cái tên Aava Mobile đã được Tinh Tế nhắc
đến trước đây tại triển lãm Computex diễn ra vào tháng 6 năm ngoái. Tại
sự kiện này, được sự hậu thuẫn của Intel, Aava Mobile đã chính thức giới
thiệu nguyên mẫu smartphone Aava Virta chạy Android 2.1
và hoạt động với chip Atom Z600. Đây cũng là một thiết bị hướng đến
giới phát triển phần cứng. Ngoài ra, Aava Mobile cũng có một mẫu
smartphone khác sử dụng bộ xử lý nền tảng Moorestown và chạy Meego 1.1.
Thông
qua tài liệu báo cáo lỗi trong quá trình sử dụng, người ta đã tìm ra
được những thông tin cấu hình của thiết bị được cho chiếc điện thoại
chạy MeeGo sẽ ra mắt trong thời gian tới. Điều đáng nói là cấu hình của
thiết bị này khá đặc biệt với BXL Intel 1.6GHz, 1GB ram, 200MHz GPU với
512MB bộ nhớ. Màn hình máy có độ phân giải 480 x 854, liệu đây có phải
là cấu hình của Nokia N9 đã lộ diện trước kia?
Với cấu hình này bạn sẽ có thể liên tưởng đến một chú netbook, nhưng độ
phân giải màn hình thì quá nhỏ đối với 1 netbook vì thế đây là điện
thoại thì có vẻ hợp lý hơn. Có nhiều khả năng Mobile World Congress 2011 năm nay chúng ta sẽ đón nhận những thông tin mới từ Nokia và MeeGo. Cấu hình chi tiết: