Nghiên cứu khoa học trên thế giới - 10 năm nhìn lại
Nghiên
cứu khoa học (NCKH) đang dần dần thay đổi ở các quốc gia trên thế giới.
Mặc dù, vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về các nước phương Tây (Châu Âu và Mỹ), nhưng tương lai các cường quốc đang nổi lên trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Trung Quốc sẽ vẽ lại bản đồ này. Hoa Kỳ
Vẫn là ông vua trong NCKH. Sở hữu 8 trong 10 trường ĐH hàng đầu (54
trong 100) trên thế giới, Mỹ vẫn là kẻ tiên phong trong NCKH và phát
minh. Những lĩnh vực đang được ưu tiên hàng đầu vẫn là y khoa, công nghệ
sinh học, di truyền, sinh học phân tử.
Anh
Với 2 trường ĐH danh tiếng là Oxford và Cambridge trong top 10 (11
trong top 100), Anh vẫn có tiếng nói mạnh mẽ trong NCKH. Chất lượng các
bài báo khoa học đến từ Anh vẫn được đánh giá cao. Không có gì ngạc
nhiên, chúng được trích dẫn khá nhiều ở các bài báo khắp thế giới.
Ngoài ra, nhờ mối quan hệ bền vững giữa 2 cường quốc Anh – Mỹ, giúp
cho việc trao đổi NCKH được dễ dàng hơn.
Nga
Quốc gia đầu tiên đưa vệ tinh và người ra vũ trụ đang tỏ ra yếu thế
trước các quốc gia Tây phương. Do những thay đổi về địa chính trị ở quá
khứ, cộng với việc chảy máu chất xám đã làm cho nghiên cứu khoa học
không thể bắt kịp các nước phương Tây. Thậm chí, các ngành nghiên cứu
mũi nhọn như vật lý, khoa học vũ trụ cũng bị ảnh hưởng.
Brazil
Một nước mới nổi lên trong lĩnh vực kinh tế đang muốn khẳng định vị
thế của mình trong lĩnh vực khoa học. Quốc gia Nam Mỹ này đang đầu tư
rất nhiều vào NCKH. Họ muốn đẩy mạnh hơn nữa trong lĩnh vực sở trường là
nông nghiệp và sinh học, ví dụ như biến đổi gen hay năng lượng sinh
học. Nhưng cũng giống như những quốc gia đang phát triển khác, Brazil
vẫn chưa thể thu hút đầu tư từ các công ty tư nhân để thúc đầy NCKH.
Ấn Độ
Vẫn chưa xứng tầm với vị thế là quốc gia đông dân thứ hai thế giới.
Chỉ đóng góp khoảng 3% trong NCKH cho thế giới, rõ ràng so với quốc gia
láng giềng Trung Quốc, Ấn Độ cần nỗ lực hơn nữa mới có thể là đối trọng
với quốc gia này.
Nhật
Trong thập kỷ rồi, Nhật Bản vẫn là nước đứng vị trí á quân trong NCKH.
Không giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng quốc gia này vẫn là nước sản
sinh ra nhiều nhà vật lý nổi tiếng. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây họ đã
để mất vị trí này về tay Trung Quốc. Nhiều chuyên gia đồng ý với quan
điểm Nhật cần hợp tác và trao đổi khoa học với các phương Đông nhiều
hơn để nâng cao thêm nữa số lượng và chất lượng trong NCKH.
Trung Quốc.
Không có bất cứ trường ĐH nào trong top 100 trường ĐH danh tiếng
trên thế giới. Thế nhưng Trung Quốc là quốc gia có số lượng công trình
nghiên cứu đứng thứ hai sau Mỹ . Mặc dù, chất lượng của chúng vẫn còn
khoảng cách với các quốc gia trên, nhưng quả thật đây là hiện tượng khoa
học làm cả thế giới phải chú ý. Các lĩnh vực mũi nhọn của Trung Quốc là
hoá học, vật lý, thiết bị và vật liệu. Họ cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho
nghiên cứu sinh học phân tử và công nghệ nano.
Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học
Bản đồ này phản ánh tình hình NCKH của những quốc gia hàng đầu thế giới.
Chúng mô tả số lượng các bài báo được xuất bản và số lượng các trường
đại học trong 500 trường hàng đầu ở mỗi quốc gia trong vòng 10 năm (năm
2000 – 2009). Các trường ĐH được đánh giá theo hai tiêu chí: các công
trình nghiên cứu được tạp chí Science và Nature công nhận; số giải
Nobel có được ở trường đó.
Số
trong ngoặc là số trường ĐH nằm trong top 500. Vòng tròn gạch nối bên
trong là số bài viết trong năm 2000. Vòng tròn ngoài là số bài báo năm
2009
Khoa học Trung Quốc – Những con số làm cả thế giới giật mình 351,000 kỹ sư tốt nghiệp ở Trung Quốc so với Mỹ là 137,000 trong năm 2004.
20% nguồn nguyên liệu đầu ra cho cả thế giới được nghiên cứu từ các trường ĐH ở Trung Quốc.
24 tỷ đô la là số tiền mà chính phủ Trung Quốc dành cho nghiên cứu khoa học – công nghệ cho đến cuối năm 2010.
9% là tỷ lệ các bài báo được đưa ra từ các viện nghiên cứu ở Trung Quốc cộng tác với những tác giả ở Mỹ từ 2004 - 2008.
Liệu Trung Quốc sẽ trở thành quyền lực mới trong khoa học công nghệ ?
Mặc dù NCKH đạt được những thành công đáng kể trong một thập niên qua,
nhưng Trung Quốc vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề như nạn ăn cắp bản
quyền, sao chép các nguyên cứu của các đồng nghiệp khác hay gian lận kết
quả nghiên cứu. Hơn nữa, việc chạy theo số lượng đã làm chất lượng các
bài viết hết sức nghèo nàn. Đến nỗi các nhà khoa học thế giới còn lên
tiếng hoài nghi về số lượng và chất lượng về những nghiên cứu này.
Trung Quốc đang giữ quán quân là nước gây hiệu ứng nhà kính
Ngoài ra, để đánh đổi xuất khẩu các sản phẩm công nghệ, quốc gia này còn
bị các quốc gia khác chỉ trích kịch liệt vì làm tăng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính.
theo BBC Focus, New Sciencist