Wednesday, 2025-01-15, 8:55 PM
LCD10 Technews and Forums
Welcome Guest | RSS
Main Daily News Registration Login
TIN CÔNG NGHỆ

GIAO LƯU TRỰC TUẾN
500

Mây tag tài liệu

Main » Site Catalog » Công nghệ điện

Sites in category: 26
Shown sites: 6-10
Pages: « 1 2 3 4 5 6 »

Sort by: Date

Chỉ cần nhắn một tin nhắn qua điện thoại di động là có thể điều khiển tắt, mở mọi thiết bị điện trong nhà.

3_copy_copy_copy

Lê Quang Nam và thiết bị điều khiển cho ngôi nhà của mình. (Ảnh: Võ Ánh)

Đây là bộ điều khiển do sinh viên Lê Quang Nam và Nguyễn Quang Tú, ngành kỹ thuật máy tính, Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM thiết kế, chế tạo. Bộ điều khiển này gồm một hộp trung tâm để tiếp nhận tin nhắn từ điện thoại di động và đưa ra thông tin xử lý (bật, tắt) thiết bị điện trong nhà. Sau khi gởi tin nhắn 30 giây, bộ điều khiển sẽ kích hoạt theo lệnh.

Cụ thể, chủ nhân ngôi nhà gởi một tin nhắn có câu lệnh mà bộ điều khiển đã được cho "học” trước (có thể bằng tiếng Việt, hoặc tiếng Anh). Chẳng hạn bật nước nóng trước khi về nhà, bật điện ngôi nhà buổi tối khi không có người ở nhà…

Lê Quang Nam, một trong hai tác giả cho biết thiết bị này đã sẵn sàng sử dụng cho bất ngôi nhà nào. Giá của bộ thiết bị điều khiển này khoảng 500 nghìn đồng.

Theo baodatviet.vn

Công nghệ điện | Transitions: 0 | Date: 2011-01-25


Chính phủ Hy Lạp sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời có công suất tới 200 triệu Watt, đặt phía trên những mỏ than ngừng hoạt động ở phía bắc đất nước.

 solar-park-2

Một nhà máy quang năng tại Tây Ban Nha. Ảnh: eworld.com

AFP cho biết, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tới thành phố Kozani hôm 20/1 để công bố dự án xây dựng nhà máy quang năng lớn nhất hành tinh có công suất 200 MW tại đây. Nhà máy sẽ được xây dựng bên trên nhiều mỏ than ngừng hoạt động có tổng diện tích hơn 520 hecta. Chi phí xây dựng là 600 triệu euro (807 triệu USD).

Tập đoàn điện lực công cộng (PPC) thuộc quyền sở hữu của chính phủ Hy Lạp thông báo họ sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế để tìm nhà đầu tư chiến lược cho nhà máy quang điện. Ông Papandreou nói dự án sẽ là hình mẫu cho sự phát triển các nguồn năng lượng tái sinh, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm – điều mong mỏi của người dân trong bối cảnh Hy Lạp đang chìm trong khủng hoảng nợ công.

Cuộc khủng hoảng thâm hụt ngân sách tại Hy Lạp khiến hàng vạn người mất việc do chính phủ thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Nội các của ông Papandreou chủ trương thu hút đầu tư vào các dự án năng lượng tái sinh để tạo việc làm.

Athens cũng cam kết giảm dần sự phụ thuộc vào than đá trong hoạt động sản xuất điện. Than đá là một trong những nguyên liệu hóa thạch tạo ra nhiều khí thải độc hại khi cháy.

Theo vnexpress.net

Công nghệ điện | Transitions: 0 | Date: 2011-01-24


Với sản phẩm này, việc ghi chỉ số công tơ được thực hiện từ xa...

3_copy_copySáng 17/1, Công ty Viễn thông và Công nghệ thông tin (VT - CNTT) Điện lực miền Trung thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Trung tổ chức Lễ khánh thành đưa vào sử dụng Xưởng sản xuất điện tử giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Hòa Cầm TP.Đà Nẵng.

Từ tháng 7.2009, Công ty VT - CNTT Điện lực miền Trung đã sản xuất và lắp đặt thí điểm sản phẩm công tơ điện tử một pha tích hợp hệ thống đo xa bằng sóng vô tuyến (DT01P-RF) do đơn vị thiết kế.

Qua thời gian thử nghiệm, sản phẩm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam phê duyệt. Với sản phẩm này, việc ghi chỉ số công tơ được thực hiện từ xa. Nhờ vậy, việc cập nhật chỉ số điện hàng tháng rất thuận tiện, đỡ tốn nhiều công sức so với phương pháp cập nhật thủ công, giảm được nhân công đi ghi chỉ số điện cũng như loại bỏ những sai sót khi cập nhật số liệu.

Công tơ điện tử mới này còn giúp cho ngành điện và khách hàng tiết kiệm điện nhiều hơn so với công tơ cơ khí do giảm được chỉ số tổn thất điện năng.

Trên cơ sở sản xuất thành công sản phẩm công tơ điện tử DT01P-RF, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã cho phép công ty VT - CNTT Điện lực miền Trung đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất giai đoạn 2 với công suất 500.000 công tơ/năm, tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, công tơ điện tử một pha tích hợp hệ thống đo xa bằng sóng vô tuyến DT01P-RF sẽ được sử dụng đại trà trong cả nước.

Theo baodatviet.vn

Công nghệ điện | Transitions: 0 | Date: 2011-01-24


Mặc dù tiềm năng của việc khai thác điện từ sóng biển đã được chứng minh nhưng cho đến nay các nhà máy điện dạng này mới chỉ chiếm một phần rất rất nhỏ trong tổng số các nhà máy sản xuất điện trên toàn thế giới. Tuy vậy, điều này cũng đang bắt đầu chầm chậm thay đổi với nhiều hơn các nhà máy điện hoạt động bằng sóng biển được xây dựng trên các bãi biển. Ấn Độ là nước mới nhất áp dụng công nghệ sản xuất điện từ sóng biển với thông cáo rằng nhà máy đầu tiên được xây dựng với quy mô thương mại sẽ đặt ở bang Gurajat.

Theo một nghiên cứu của công ty Atlantis Resources Corporation, vịnh Kutch (một vịnh nhỏ trong Biển Ả Rập dọc theo bờ phía tây của Ấn Độ, ở bang Gujarat, dài 160km) có thể tạo được một lượng điện năng có công suất lên đến 300MW. Và Thống đốc bang Gurajat, Narenda Modi vừa mới công bố dự án xây dựng một máy điện hoạt động bắng sóng biển tại đây, với công suất dự kiến là 50MW.


Các tua-bin chạy bằng sóng biển của Atlantis Resources Corporation trước khi lắp đặt vào nhà máy.

Dự án này sẽ được thực hiện dưới sự hợp tác giữa công ty Gurajat Power Corporation Ltd. và Atlanis Resources Corporation, công ty đang thực hiện dự án sản xuất một trong những nhà máy điện ngầm dưới nước lớn nhất thế giới ở Anh, sử dụng tua-bin hoạt động bằng sóng biển AK1000 công suất 1MW. Hiện 2 công ty này đã ký một bản thỏa thuận ghi nhớ với chính phủ bang Gurajat và sẽ sớm khởi công nhà máy điện hoạt động bằng sóng biển đầu tiên ở Ấn Độ trong năm nay. Bản thỏa thuận này có một điều khoản về việc nâng công suất của nhà máy lên mức 250MW trong tương lai bằng cách lắp đặt thêm các tua-bin. Dự án này dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 164 triệu USD.


Ảnh minh họa một nhà máy điện hoạt động bằng sóng biển.

Atlantis Resources Corporation hiện cũng đã có kế hoạch mở rộng các dự án sang Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong buổi hội thảo về năng lượng sạch tổ chức ở Singapore năm ngoái, giám đốc điều hành của Atlantis, ông Timothy Cornelius nói rằng, tổng công suất của nguồn điện năng từ sóng biển trên toàn thế giới sẽ vượt mức 300MW trong vài năm tới. Theo Cornelius, Trung Quốc sẽ là một thị trường lớn cho nguồn điện từ sóng biển. Nước này có tiềm năng lớn nhất thế giới và các bờ biển ở đây sẽ có thể tạo ra hơn 1.000 MW điện năng.

Công nghệ điện | Transitions: 0 | Date: 2011-01-19

Theo các nhà khoa học ước tính, công suất năng lượng mà mặt trời chiến xuống trái đất là vào khoảng 174 triệu tỷ (174x1015) watt...

Theo các nhà khoa học ước tính, công suất năng lượng mà mặt trời chiến xuống trái đất là vào khoảng 174 triệu tỷ (174x1015) watt, nhưng trái đất chỉ hấp thụ được một nửa. Nguồn dự trữ năng lượng mặt trời (có thể chuyển thành năng lượng hữu dụng) được ước tính tương đương với công suất khoảng 86 triệu tỷ watt. Đấy là một con số khổng lồ nếu so với công suất của nhà máy nhiệt điện Phả Lại chỉ khoảng 1 tỷ watt.

NLMT
Mái nhà lợp tấm điện mặt trời công suất 2 KW
Tổng tiêu thụ năng lượng của con người trên thế giới hiện tại (tính tổng cộng tất cả các loại năng lượng như dầu hỏa, than đá, thủy điện, v.v.) khoảng 15 nghìn tỷ watt, tức là chỉ bằng khoảng 1/5000 công suất dự trữ của năng lượng mặt trời cho trái đất. Trong số 15 nghìn tỷ watt công suất năng lượng mà con người đang dùng, thì có đến 37% là từ dầu hỏa, 25% là than đá, và 23% là khí đốt (tổng cộng ba thứ này đã đến 85%), là những nguồn năng lượng cạn kiệt nhanh chóng và không phục hồi lại được, theo thông tin trên Wikipedia.

Với tốc độ khai thác hiện tại, thì các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ gần như hết đi trong thế kỷ 21. Tương lai năng lượng của thế giới không thể nằm ở những nguồn này, mà phải nằm ở những nguồn năng lượng tái tạo (renewable energy), ví dụ như năng lượng gió và thủy năng. Nhưng tổng cộng dự trữ của tất cả các nguồn khác này (trong đó chủ yếu là gió) chỉ bằng khoảng 1 phần trăm nguồn dự trữ năng lượng mặt trời. Bởi vậy có thể nói tương lai năng lượng của thế giới chính là năng lượng mặt trời.

Câu kết luận phía trên không có gì là bí mật. Chỉ có điều, cho đến cuối thế kỷ 20, trình độ công nghệ của thế giới vẫn chưa đủ để chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng hữu dụng với hiệu quả kinh tế cao, nếu không kể cách chuyển hóa gián tiếp thông qua nông nghiệp, ví dụ như trồng các loại cây như cây mía hay củ cải đường để ép ra lấy năng lượng ở dạng cồn. Tình hình đã hoàn toàn thay đổi, và vào năm 2011 năng lượng mặt trời đã trở thành loại năng lượng có tính cạnh tranh rất cao về kinh tế với các loại hình năng lượng khác.

may_bay_nang_luong
Máy bay sử dụng năng lượng mặt trời

Cơ sở vật lý để khai thác năng lượng mặt trời một cách công nghiệp là hiệu ứng ánh sáng chuyển thành điện (photovoltaic effect). Hiệu ứng này được nhà bác học Alexandre-Edmond Becquerel phát hiện từ năm 1839, cách đây gần 2 thế kỷ. Nhưng công nghệ điện mặt trời phát triển chậm, vì nó đòi hỏi sự phát triển của công nghệ vật liệu bán dẫn. Tấm điện mặt trời đầu tiên được lắp đặt để phục vụ Ngọn hải đăng Ogami (Ogami Lighthouse) ở đảo Ogami của Nhật Bản vào năm 1966, với công suất chỉ có 225 watt (bằng lượng tiêu thụ điện của vài cái bóng đèn). Từ đó đến nay, công nghệ điện mặt trời đã trải qua nhiều bước tiến bộ vượt bực. Nếu như vào quãng năm 1970, để có 1 watt công suất điện mặt trời cần chi phí 50 USD, thì đến năm 2010 giá thành đã giảm xuống dưới 2 USD cho 1W, và trong năm 2011 sẽ chỉ còn khoảng 1,20 USD cho 1 W, và còn có khả năng giảm tiếp trong những năm tới.

Ở mức giá 1,20 USD cho 1 W, điện mặt trời đã đạt được đến mức mà các chuyên gia gọi là «grid parity», tức là hiệu quả về mặt kinh tế không kém gì là đầu tư vào thủy điện, nhiệt điện. Trong tương lai gần, khi giá thành giảm đi thêm và hiệu quả chuyển ánh sáng thành điện tăng lên (hiện tại mới chỉ chuyển được khoảng 1/4 năng lượng ánh sáng thành điện), thì hiệu quả kinh tế của điện mặt trời sẽ còn vượt lên trên các loại năng lượng khác. Không những thế, điện mặt trời còn có những điểm ưu việt hơn hẳn các loại nhà máy điện khác: sạch, an toàn, không làm ô nhiễm môi trường như nhà máy nhiệt điện, không có nguy cơ gây thảm họa như là vỡ đập thủy điện hay nổ nhà máy điện nguyên tử; có thể được lắp đặt mọi nơi, mọi kích thước, từ một cái mái nhà nhỏ cũng có thể phủ các tấm điện mặt trời để cung cấp điện cho nhà, cho đến khu trạm điện mặt trời lớn với công suất hàng chục triệu watt trở lên, đủ cung cấp điện cho cả một thành phố.

Từ những năm trước, khi mà giá thành của việc đầu tư điện mặt trời còn cao, chưa có hiệu quả kinh tế rõ rệt, nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, v.v. đã khuyến khích đầu tư vào điện mặt trời bằng các trợ cấp của chính phủ. Chẳng hạn như nhà nước cam kết mua lại điện của những nhà dân lắp đặt hệ thống điện mặt trời với giá cao gấp mấy lần giá bán điện trong vòng nhiều năm, để người dân có thể thu hồi được vốn đầu tư vào điện mặt trời với tốc độc tương đương so với các đầu tư khác. Nhà nước bù lỗ để đổi lấy môi trường sạch sẽ, và khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ điện mặt trời. Trong năm qua và những năm tới, các nước đang và sẽ cắt giảm dần trợ cấp chính phủ cho những người đầu tư vào điện mặt trời, nhưng bù lại giá thành đã rẻ đến mức không cần trợ cấp của chính phủ vẫn có lãi về kinh tế.

NMDMT_o_Duc

Nhà máy điện mặt trời ở Finsterwalde, Đức, hiện có công suất lớn nhất thế giới, 80.7 MW

Hiện tại, nước Đức đang đi đầu thế giới về công suất điện mặt trời. Riêng năm 2009, nước Đức đã lắp khoảng 3,7 tỷ watt công suất điện mặt trời, chiếm đến một nửa toàn bộ thị trường thế giới, và năm 2010 đã lắp thêm khoảng 7 tỷ watt điện mặt trời nữa (tức là bằng 7 lần nhà máy nhiệt điện Phả Lại). Các nước lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Ý cũng có thị trường lắp lặt điện mặt trời trên 1 tỷ watt công suất mới một năm. Một trong những nước mạnh nhất trên thế giới hiện tại về sản suất các tấm điện mặt trời chính là Trung Quốc, với nhiều hãng lớn, xuất khẩu lắp đặt ra toàn thế giới, với tổng doanh thu hàng năm lên đến hàng chục tỷ đô la. Một ví dụ tiêu biểu là hãng LDK Solar, đóng đô ở thành phố Sinyu (Trung Quốc), với hơn 13 nghìn nhân viên, hiện được coi là hãng hiệu quả cao và có giá thành các tấm điện mặt trời vào loại rẻ nhất, với doanh thu dự kiến năm 2011 vào khoảng 3,6 tỷ USD, phần lớn trong số đó là xuất khẩu.

Ngay ở những nước có ít nắng như là Phần Lan, chính phủ cũng đang khyến khích nhân dân lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà. Đối với những nước nắng nóng nhiều như Việt Nam, thì điện mặt trời lại càng trở nên hấp dẫn. Cùng một bảng điện mặt trời, đặt ở Việt Nam có thể cho một lượng điện trong năm nhiều gấp đến 5-7 lần so với nếu đặt ở Phần Lan. Hơn thế nữa, các bảng điện mặt trời đặt trên mái nhà còn có tác dụng làm cho nhà đỡ bị hun nóng, đỡ tốn điện cho quạt gió hay điều hòa nhiệt độ. Những vùng hoang vu, sỏi đá, khô cằn, không tốt cho nông lâm nghiệp hay khu công nghiệp, cũng có thể biến thành các nhà máy điện mặt trời với hiệu quả kinh tế cao. Điện mặt trời có thể trở thành cơ hội cho Việt Nam giải quyết vấn đề năng lượng trong những năm tới nếu chúng ta có chương trình phát triển năng lượng hợp lý...

Theo: Tiasang.com.vn

Công nghệ điện | Transitions: 0 | Date: 2011-01-15

Thăm dò ý kiến
Rate my site
Total of answers: 38

Đăng nhập

Tìm kiếm

Truy cập site

Total online: 18
Guests: 18
Users: 0

Copyright © 2025 by LCD10.COM . all rights reserved...