WAGO mở rộng phát triển bộ chuyển đổi
JUMPFLEX ® gồm cả tần số & dòng điện. Bộ chuyển đổi tần số 857-500
với phạm vi tần số 0,1-120 kHz lý tưởng cho tất cả các tần số chuẩn.
Thiết bị rộng 6 mm phát triển bộ chuyển đổi tín hiệu tần số & dòng điện trong Series JUMPFLEX ®
Bộ chuyển đổi chuyển đổi tín hiệu từ, ví
dụ cảm biến Namur, NPN hoặc PNP thành tín hiệu tương tự tiêu chuẩn.
Phương pháp đo thời gian chuyển đổi giữa xung thời gian và thời gian
cửa. Bộ chuyển đổi dòng 857-550 đo lường dòng điện DC và dòng AC từ 0
đến 1A (AC / DC) và từ 0 đến 5A (AC / DC). Các tín hiệu có thể có bất kỳ
loại hình thức, bao gồm cả tín hiệu hình sin và tín hiệu không sin. Các
loại đo lường sau được hỗ trợ: giá trị trung bình cộng, giá trị đo
lường đúng RMS, bản đồ tín hiệu hoặc giá trị đo lường tuyệt đối. Về phía
đầu ra, các bộ chuyển đổi dòng điện chuyển đổi dòng điện thành tín hiệu
tương tự tiêu chuẩn. Lập trình FDT / DTM đầu ra kỹ thuật số cũng có sẵn
để giới hạn giá trị tín hiệu. Đối với cả hai thiết bị, tín hiệu tương
tự tiêu chuẩn có thể được cài đặt 0-20 mA, 4-20 mA, 0-10 mA, 2-10 mA,
0-10 V, 2-10 V, 0-5 V hoặc 1-5 V.
Trong thiết bị rộng 6 mm được cấu hình
thông qua FDT / DTM hoặc thông qua tích hợp, thiết bị chuyển mạch DIP dễ
dàng thao tác. Phạm vi đo lường chuyển đổi được hiệu chuẩn. nguồn điện
24 VDC được cung cấp cho các module, có thể được hiệu quả chung sử dụng
bên trong các loại cầu nhảy. Các bộ chuyển đổi mới đáp ứng yêu cầu cách
ly an toàn của đầu vào, đầu ra, và mạch cung cấp với điện áp thử nghiệm
2,5kV theo tiêu chuẩn EN 61140.
Để tìm hiểu thêm về WAGO, truy cập vào địa chỉ: http:// www.wago.com
Để biết thêm thông tin, liên lạc với WAGO tại Việt Nam:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TỰ ĐỘNG E.T.E.C
Trụ sở chính: 280 Vuon Lai., Phu Tho Hoa, Tan Phu., Ho Chi Minh.
Trung tâm Nghiên cứu
ứng dụng và dịch vụ khoa học kỹ thuật (Sở KH-CN TP.HCM) đã chế tạo
thành công thiết bị điều khiển điện trong các tòa nhà.
Thiết bị này có thể điều khiển bật, tắt, giảm, tăng công suất… từng thiết bị điện trong các tòa nhà.
Khách hàng đang tìm hiểu về thiết bị (Ảnh: Thái Ngọc)
Ưu điểm của thiết bị này là kết nối với
máy tính, nên chỉ cần ngồi một nơi vẫn biết được tình trạng của các
thiết bị tiêu thụ điện ở các nơi khác để can thiệp nhằm tiết kiệm điện
năng.
TS Chung Tấn Lâm và các cộng sự thuộc Trung tâm đang
hoàn thiện phần mềm để có thể dùng bộ thiết bị điều khiển này thông qua
các thiết bị không dây, như điện thoại di động.
Tất cả linh
kiện dùng trong thiết bị đều chế tạo trong nước. Giá thành theo tính
toán sẽ chỉ bằng 50% so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài. Hiện
thiết bị đang được trưng bày tại phòng giao dịch công nghệ của Sở KH-CN
TP.HCM.
Ngày 29/12/2010, Công ty cổ phần Nhiệt
điện Thăng Long (Chủ đầu tư) và Công ty TNHH công trình điện lực Khải
Địch Vũ Hán (nhà thầu EPC) đã ký hợp đồng tổng thầu EPC xây dựng Nhà
máy nhiệt điện Thăng Long công suất 2x300MW trị giá 645 triệu USD.
Nhà
máy Nhiệt điện Thăng Long sẽ được đặt tại xã Lê Lợi, huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh, thời gian thi công dự án là 45 tháng. Đây là dự án nằm
trong tổng sơ đồ quy hoạch điện VI (quy hoạch phát triển điện lực quốc
gia giai đoạn 2006- 2015 có xét đến năm 2025).
Công ty cổ phần nhiệt điện Thăng Long
là thành viên của tập đoàn GELEXIMCO. Công ty công trình điện lực Khải
Địch Vũ Hán là thành viên của Tập đoàn Khải Địch Vũ Hán.
Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long sẽ là một
trong những nhà máy nhiệt điện hiện đại nhất Việt Nam, sử dụng công
nghệ lò tầng sôi tuần hoàn (CFB) do hãng Alstom (Pháp) thiết kế và chế
tạo, cho phép sử dụng các loại than nhiệt trị thấp và giảm tối đa mức
phát thải bụi và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính như CO2, SOx, NOx…
ra môi trường. Công nghệ lò CFB là công nghệ hiện đại nhất hiện đang
được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than trên thế giới.
Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy
Nhiệt điện Thăng Long sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia 3,8 tỷ kWh
điện thương phẩm mỗi năm, là nguồn bổ sung quan trọng nâng cao năng lực
cho hệ thống cấp điện, góp phần tích cực vào việc giải quyết tình
trạng thiếu điện của đất nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ tạo công ăn việc làm thường xuyên cho
khoảng 300 lao động, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần đáng
kể nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),
điện dùng cho sinh hoạt và chiếu sáng hiện nay chiếm tới 40% công suất
phụ tải của toàn hệ thống và ảnh hưởng khá lớn đến biểu đồ phụ tải,
nhất là vào giờ cao điểm tối. Do vậy, giảm bớt lượng điện chiếu sáng
không cần thiết là vấn đề đang được quan tâm.
Nhiều thử nghiệm trong lĩnh vực chiếu sáng
Bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn hay bóng đèn sợi tóc) dù điện áp tụt
đến mức nào cũng có thể phát sáng, giá lại rẻ nên hiện thị trường có
đến 40% bóng đèn tròn. Theo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng,
hiện có khoảng 70% hộ dùng điện của 11 tỉnh, thành đang sử dụng bóng
đèn tròn.
Phố Tràng Tiền lung linh trong những ngày diễn ra Đại lễ. Ảnh: Nguyệt Ánh
Năm 2008, hệ thống chiếu sáng bằng đèn Led đã được lắp đặt tại cầu
Sông Hàn và cầu Thuận Phước (Đà Nẵng). Đây là ứng dụng công nghệ đèn
Led đầu tiên cho chiếu sáng công trình công cộng, không chỉ có hiệu quả
thẩm mỹ cao mà còn tiết kiệm năng lượng.
Việc sử dụng đèn Led để chiếu sáng trong và ngoài nhà vẫn còn khá mới
mẻ. Hiện mới chỉ có một vài nơi sử dụng để chiếu sáng đường phố, ngõ
hẻm: TP Đà Nẵng đã thay thế 55 bộ đèn HPS bằng bộ đèn Led; TP Hải Phòng
thay thế 12 bộ đèn HPS bằng đèn Led. Cần Thơ là nơi đầu tiên thử nghiệm
đèn Led sử dụng pin năng lượng mặt trời để chiếu sáng.
Tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, đèn Led sử dụng turbin phát
điện gió và dàn pin mặt trời đã được lắp đặt để chiếu sáng ngoài nhà.
Bộ đèn Led 1.000W ở đây có hiệu suất phát quang 75ml/W, độ chiếu sáng
tương đương bóng HPS 150W truyền thống (khoảng 3.500 lumen) và tuổi thọ
1.000 giờ. Với nguồn điện là dàn pin mặt trời 54 Wp và động cơ phát
điện gió WTG-300W, hệ thống Led này có tuổi thọ đến 20 năm.
Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 28 trụ
đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng gió và mặt trời trên đường Nguyễn
Huệ. Các trụ đèn sử dụng bóng Led công suất 160W (độ sáng tương đương
bóng 400W thông dụng).
Đêm Thủ đô lung linh sáng, điện vẫn tiết kiệm
Chào đón Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, Hội Chiếu sáng Việt Nam
và các tổ chức trong lĩnh vực này đã thực hiện mục tiêu xây dựng hệ
thống chiếu sáng theo hướng tiết kiệm từ 30% điện năng tiêu thụ trở lên
so với hệ thống cũ. Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hệ thống chiếu sáng được
đầu tư lắp đặt phải bảo đảm nhu cầu sử dụng của từng khu vực; khả năng
hạn chế chói lóa tốt, ánh sáng thích hợp; có khả năng chiếu sáng trong
điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, gió bão; hiệu quả kinh tế cao; đáp ứng
được yêu cầu về an toàn, thuận tiện trong vận hành và bảo dưỡng; bảo
đảm vệ sinh môi trường và an toàn phòng, chống cháy nổ. Do đó, Hà Nội
thay thế các loại đèn chiếu sáng chất lượng thấp, đã hết hạn sử dụng,
hoặc chóa đèn công suất nhỏ bằng loại tiết kiệm năng lượng chất lượng
cao, kiểu dáng đẹp. Hệ thống nguồn sáng có hiệu suất phát quang thấp,
tuổi thọ ngắn được thay thế bằng nguồn Sodium cao áp, hiệu suất phát
quang và tuổi thọ cao để nâng cao hiệu quả chiếu sáng, mỹ quan đô thị,
tiết kiệm điện và giảm chi phí vận hành. Tán cây che khuất chóa được
phát quang để chiếu sáng hiệu quả.
Đối với những công trình, khu vực quan trọng như xung quanh hồ Hoàn
Kiếm, việc cải tạo và nâng cấp hệ thống chiếu sáng được tiến hành đồng
bộ nhằm chiếu sáng thành 4 lớp. Lớp thứ nhất gồm mặt nước (lớp trong
cùng), Tháp Rùa và Trấn Ba Đình, cầu Thê Húc... Lớp thứ hai gồm vườn
hoa, thảm cỏ, đường dạo, cây xanh, các công trình kiến trúc như Tháp Hòa
Phong, Tháp Bút - Đài Nghiên. Lớp thứ ba gồm đường xung quanh hồ (Đinh
Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay). Lớp thứ 4 gồm các công trình kiến
trúc xung quanh hồ: khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, UBND TP Hà Nội, Trung
tâm Thương mại Tràng Tiền… Hệ thống chiếu sáng được chiếu từ trong ra
ngoài, từ thấp lên cao nhằm bảo đảm tính hoành tráng và thẩm mỹ. Hệ
thống chiếu sáng kiến trúc sẽ được điều khiển bằng công nghệ hiện đại
nhằm đạt hiệu quả tối đa. Đây là công nghệ điều khiển tự động hóa và sử
dụng các chủng loại thiết bị hiện đại, tiết kiệm điện năng.
Công trình quan trọng thứ hai là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là
công trình kiến trúc hiện đại, được làm từ đá cẩm thạch màu xanh đen,
hệ số phản xạ ánh sáng là 28% nên hệ thống chiếu sáng Lăng được sử dụng
các hình thức chiếu sáng chung, trang trí và chiếu sáng cục bộ (độ rọi
trung bình khoảng 275 Lx). Hệ thống chiếu sáng đã làm tốt nhiệm vụ tôn
lên những đường nét kiến trúc nổi bật và sự tôn nghiêm của công trình.
Sử dụng đèn Led để thay thế cho đèn sợi đốt chiếu sáng cho Thủ đô
trong dịp Đại lễ đã tiết kiệm được trên 88% điện năng tiêu thụ ở những
khu vực lắp đặt đèn Led, là con số không nhỏ đối với hệ thống chiếu
sáng Hà Nội.
Mặc dù vẫn còn khá mới mẻ và nhiều rào cản, song cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế như hiện nay, trong tương lai không xa, đèn Led sẽ trở
thành nguồn sáng chiếm ưu thế, được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt
động chiếu sáng tại Việt Nam, góp phần đạt mục tiêu chung về tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường.
Các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ đã phát triển thành công một loại máy có khả năng biến năng lượng mặt trời thành nhiên liệu.
Nguyên lý hoạt động của máy dựa trên sự hội tụ tia nắng mặt trời vào một tấm ôxít kim loại có tên khoa học là Ceria để tách nguyên tử hydro ra khỏi nước.
Việc ứng dụng Ceria vào trong nghiên cứu
này là hết sức cần thiết bởi đặc tính tự nhiên của chúng là loại bỏ
ôxy ở nhiệt độ cao và hấp thụ ôxy ở nhiệt độ thấp.
Chính vì vậy, nếu bơm nước vào và đồng
thời làm lạnh thiết bị này, những tấm Ceria sẽ hấp thụ lấy oxy và giải
phóng ra khí hydro. Lượng khí thu được có thể dùng cho ôtô chạy bằng
nhiên liệu hydro, hoặc pha lẫn với cacbon monoxit để tạo thành nhiên
liệu khí tổng hợp.
Tuy nhiên, hiệu suất của thiết bị này ở
thời điểm hiện tại còn rất thấp, chỉ ở mức 0,7-0,8%. Các nhà khoa học
tự tin rằng, trong tương lai, họ có thể nâng hiệu suất làm việc lên
19%, cung cấp đủ nhiên liệu cho hoạt động thông thường.
Hy vọng rằng trong một ngày không xa,
chiếc máy này sẽ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người để sớm
giải quyết được bài toán nhiên liệu nan giải của thế kỷ 21.