Cuối năm 2010, ngành điện Đà Nẵng đã
kịp tạo ra "điểm nhấn” mới khi được vinh dự đón nhận phần thưởng cao
quý do Nhà nước trao tặng.
Đó là tấm Huân chương Độc lập hạng Nhì, ghi nhận những công lao to
lớn của tập thể CBCNV Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (Công ty Điện
lực Đà Nẵng) trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành điện, phục vụ
cho mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa TP. Đà Nẵng. Và ngay những
ngày cuối năm 2010, tại khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh mở rộng, người
viết cũng đã kịp chứng kiến lễ khánh thành và đưa vào hoạt động trạm
biến áp 110kV Hòa Khánh 2, có tổng mức đầu tư trên 42,6 tỷ đồng.
Đà Nẵng về đêm - Đường Nguyễn Văn Linh nối dài
Đây được xem là cột mốc đáng nhớ khi dự án này lần đầu tiên do Công
ty Điện lực Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Sự ra đời của dự án đã góp phần
quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho các
đơn vị sản xuất kinh doanh tại KCN Hòa Khánh mở rộng và cCụm công
nghiệp Thanh Vinh, đặc biệt là đối với các phụ tải lớn như lĩnh vực sản
xuất thép.
Năm 2010, trong điều kiện tốc độ tăng trưởng phụ tải
điện cao, nhất là tiêu thụ điện trong công nghiệp và xây dựng dẫn đến
khả năng thiếu điện của hệ thống điện Quốc gia xảy ra trên diện rộng
vào các tháng mùa khô, buộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải phân
bổ sản lượng/công suất điện cho Công ty Điện lực Đà Nẵng theo mức sản
lượng điện khả dụng của hệ thống điện quốc gia. Khó là thế nhưng khi
bước vào những ngày cuối cùng của năm, công ty cũng đã vượt qua rất
nhiều khó khăn để cơ bản hoàn thành những mục tiêu SXKD đề ra từ đầu
năm, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của thành phố.
Thông tin ban đầu từ Phòng Kế hoạch Cô ty Điện lực Đà Nẵng cho biết,
năm 2010, sản lượng điện mua của EVN đạt xấp xỉ gần 1,4 tỷ kWh, tăng
12,95% so với năm 2009, trong đó sản lượng điện thương phẩm đạt trên
1,3 tỷ kWh, tăng 13,31% so với cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh đó,
số khách hàng sử dụng điện trong năm 2010 đã phát triển được thêm
8.886 khách hàng, nâng tổng số khách hàng đến ngày 31-12-2010 là
234.615 khách hàng, tăng 6,19% so với năm 2009…Đề cập đến những con số
rất khô khan đó để chứng minh một điều, trong tình hình sản lượng điện
được EVN phân bổ với mức thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu phụ tải điện
của thành phố (sản lượng điện tiết giảm xấp xỉ 23% so với nhu cầu),
công ty Điện lực Đà Nẵng đã phải chủ động triển khai đồng bộ các biện
pháp nhằm chủ động ứng phó có hiệu quả. Khác với những năm trước, năm
nay ngay cả khi mùa khô đã qua, thậm chí đến thời điểm những tháng cuối
năm, Cty vẫn phải thực hiện tiết giảm với công suất tiết giảm giờ cao
điểm khoảng 45 MW.
Cắt bằng khánh thành TBA Hòa Khánh 2
Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, qua theo
dõi và theo số liệu do Cty Điện lực Đà Nẵng cung cấp thì công tác thực
hiện tiết kiệm điện đã đem lại kết quả tốt. Năm 2010 đã tiết kiệm được
hơn 38 triệu kWh, vượt 24,7 triệu kWh so với chỉ tiêu kế hoạch tiết
giảm của cả năm do EVN giao.
Theo các nhà chuyên môn, năm 2011,
dự kiến tình hình cung ứng điện tiếp tục khó khăn, hầu hết các hồ chứa
thuỷ điện chưa tích đến mực nước dâng bình thường; riêng các hồ phía
Bắc phải xả nước 2 đợt để phục vụ sản xuất Đông Xuân.
Bên cạnh
đó, thời tiết luôn diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài cũng
sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nhu cầu sử dụng
điện tăng cao. Theo ông Lê Thanh Minh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty
điện lực Đà Nẵng, năm 2011, tốc độ tăng trưởng phụ tải của TP. Đà Nẵng
dự kiến tăng 15,78%, cao hơn năm 2010 vào khoảng 13,5%; đặc biệt là vào
những tháng mùa khô, việc đảm bảo cấp điện đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội cho Đà Nẵng sẽ càng khó khăn hơn.
Vì thế, ngành
điện đã phải chủ động triển khai nhiều biện pháp đồng bộ mới có thể duy
trì được mức cung ứng điện trên địa bàn ngay từ những ngày đầu năm
2011. Một trong những biện pháp đó là, tập trung đẩy nhanh tiến độ
triển khai "Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. Nhưng
để đạt được mục tiêu đề ra, rõ ràng, đối với những dự án đầu tư mới,
đặc biệt là các dự án công nghiệp có nhu cầu lớn về điện năng sử dụng
như thép, xi măng, cao su…thành phố cần quan tâm đến việc lựa chọn công
nghệ tiên tiến, có công suất tiêu thụ điện năng/đơn vị sản phẩm nhỏ…
Viện Nghiên cứu cơ khí (Narime) vừa
thực hiện thành công đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu, thiết kế, tích
hợp, lắp đặt và vận hành thành công hệ thống điều khiển tổ máy turbin
thủy lực và Nhà máy Thủy điện Đakrông", thuộc dự án KHCN quy mô lớn
"Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo lắp đặt và vận hành thiết bị thủy điện
cho Nhà máy Thủy điện Đakrông công suất 20MW".
Các nhà khoa học đã làm chủ quy trình
thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và lập chương trình điều khiển cho
các tổ máy, trạm điện 110kV, các hệ thống phụ trợ cũng như hệ thống
giám sát và điều khiển cho các nhà máy thủy điện. Toàn bộ phần thiết
kế, các bản vẽ thiết kế phù hợp tiêu chuẩn quốc tế IEC 947-1. Hệ thống
điều khiển tự động từ xa và chương trình điều khiển, giám sát tuân thủ
các tiêu chuẩn IEC 870-1,2,3,4… đáp ứng các yêu cầu công nghệ vận hành
và kỹ thuật điều khiển ở mức cao nhất. Thành công của đề tài nêu trên
là cơ sở khẳng định Narime có đầy đủ năng lực làm chủ việc xây dựng hệ
thống điều khiển nhà máy thủy điện công suất đến 50MW.
Nhân dịp kỷ niệm 61
năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Trung Quốc, hôm nay
(25/1), Hội hữu nghị Việt- Trung đã phối hợp với Hội hữu nghị Trung-
Việt và các đối tác Trung Quốc tổ chức hội thảo "Sử dụng nguồn năng
lượng mới để giải quyết vấn đề tiêu thụ điện ở những vùng khó khăn”.
Đại diện Công ty khoa học kỹ thuật Hằng Nguyên đã trao tặng Bảo tàng
Hồ Chí Minh bộ thiết bị của hệ thống cung cấp điện bằng năng lượng gió
và mặt trời
Tham dự hội thảo có ông Trần Đắc Lợi-
Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, ông Bùi Hồng Phúc- Phó chủ
nhiệm Hội hữu nghị Việt- Trung, ông Tề Kiến Quốc- Đại sứ Trung Quốc
tại Việt Nam- cùng nhiều đại biểu Việt Nam và Trung Quốc. Hai bên đã
nhấn mạnh về tình hữu nghị Việt- Trung cũng như sự hợp tác giúp đỡ
giữa nhân dân hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận
vấn đề phát triển công nghệ năng lượng mới trên thế giới, tình hình
phát triển năng lượng mới ở Việt Nam, phương pháp sử dụng hệ thống
cung cấp điện gió và điện mặt trời để giải quyết điện sinh hoạt cho
những vùng nông thôn xa xôi chưa có điện.
Những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc
đã coi trọng việc sử dụng công nghệ năng lượng mới. Hệ thống cung cấp
điện bằng công nghệ năng lượng gió và mặt trời được sử dụng rộng rãi ở
những vùng nông thôn xa xôi và hệ thống đèn đường ở Trung Quốc. Trong
năm 2010, Chính phủ đã trang bị hàng trăm nghìn hệ thống cung cấp
điện bằng công nghệ năng lượng gió và mặt trời, giải quyết vấn đề cung
cấp điện sinh hoạt cho những vùng xa xôi chưa có điện như Hồ Nam, Nội
Mông.
Cũng tại hội thảo, Công ty khoa học kỹ
thuật Hằng Nguyên đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bộ thiết bị của hệ
thống cung cấp điện bằng năng lượng gió và mặt trời. Đây được xem là
bước khởi đầu cho việc sử dụng một cách rộng rãi công nghệ năng lượng
tái tạo tại Việt Nam.
Với những ưu điểm nổi trội và khắc phục
triệt để những khuyến điểm kém ổn định của các hệ thống cũ, hệ thống
máy phát điện bằng gió của Công ty Hằng Nguyên (Zkenergy) đã nhận giải
thưởng đặc biệt tại Triển lãm Phát minh sáng chế quốc tế lần thứ 35.
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát
triển thành công một công nghệ có thể giúp giảm giá thành các tấm pin
Mặt Trời thân thiện với môi trường.
Nhóm
nghiên cứu do Giáo sư Tatsuya Shimoda thuộc Viện Khoa học và công nghệ
tiên tiến Nhật Bản (JAIST) cho biết công nghệ này sử dụng silíc lỏng
phun lên các tấm nền để tạo thành các tấm pin Mặt Trời.
Phương pháp này đòi hỏi ít thiết bị hơn phương pháp chế tạo pin Mặt Trời thông thường hiện nay, qua đó giúp giảm 1/2 giá thành sản xuất các tấm pin năng lượng này.
Công nghệ mới sẽ cho phép các doanh
nghiệp phun silíc lỏng lên bề mặt các xe ôtô hoặc điện thoại di động để
biến chúng thành các tấm pin Mặt Trời.
Giáo sư Shimoda cho biết, nhóm nghiên
cứu của ông sẽ cải thiện chất lượng loại pin Mặt Trời này và tìm ra
phương pháp sản xuất mới hiệu quả hơn, đồng thời quảng bá công nghệ mới
ra toàn thế giới.
Những tấm pin Mặt Trời mỏng này đang trở
nên phổ biến vì chúng rất nhẹ và có thể được sử dụng ở nhiều sản phẩm
khác nhau. Tuy nhiên, việc sản xuất các tấm pin Mặt Trời mỏng đòi hỏi
phải có các thiết bị lớn do các nhà sản xuất cần phải chuyển silíc thành
khí trước khi xịt chúng vào các chất nền.
Ở nước ta vẫn chưa có nhà máy sản xuất ắc quy kiềm nên khi bị hỏng thì thường phải nhập khẩu ắc quy mới, gây lãng phí ngoại tệ.
Phòng Điện hóa, Viện Hóa công nghiệp vừa nghiên cứu tìm ra một quy trình khá hoàn thiện về xử lý phục hồi ắc quy kiềm.
Các nhà khoa học đã tìm ra được yếu tố gây ngộ độc điện cực và điện
dịch, qua nghiên cứu thử nghiệm đối với ắc quy đèn mỏ RC- 12 do Ba Lan
sản xuất mất hoàn toàn dung lượng, xử lý đạt 75% số lượng, ắc quy suy
giảm dung lượng lại làm việc như mới. Kết quả trên đã đưa vào ứng dụng
cho các ngành: giấy, than, xi măng...
Ắc quy kiềm có ưu thế
tuyệt đối về tuổi thọ (gấp 10 đến 15 lần ắc quy chì về thời gian sử
dụng), về độ an toàn cho người sử dụng và thiết bị (con người không bị
bỏng nặng khi sơ suất, thiết bị không bị ăn mòn do hơi axit).
Bởi vậy, ắc quy kiềm thường được chọn làm nguồn điện thông tin, điều
khiển từ xa... nhất là trong ngành bưu chính - viễn thông và kỹ thuật
hàng không.