Hệ thống tái chế hoàn toàn chất thải nhựa của đại học Warwick
Theo các nhà khoa học thuộc đại học Warwick, VQ Anh thì chỉ có 12% trong tổng số nhựa
sinh hoạt thải ra được tái chế. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học
cho biết những sản phẩm được làm từ nhiều loại nhựa hay keo dính trên
các nhãn hàng thường không thể tái chế và đa phần được chôn xuống đất
hoặc sử dụng làm chất đốt. Tuy nhiên, mới đây họ đã thành công trong
việc phát minh ra một hệ thống cho phép tái chế 100% nhựa sinh hoạt khi
không còn giá trị sử dụng.
Giáo sư Jan Baeyens và sản phẩm nhựa tái chế.
Hệ thống Warick được phát triển dựa trên quá trình nhiệt phân trong lò
phản ứng tầng sôi. Nhiệt phân là phương pháp sử dụng nhiệt trong môi
trường yếm khí để phân hủy vật liệu. Trong khi lò phản ứng tầng sôi sẽ
dẫn truyền một loại khí hoặc chất lỏng xuyên qua một lớp vật liệu dạng
hạt rắn ở tốc độ cao.
Các nhà nghiên cứu đã đổ một lượng lớn nhựa nhiều chủng loại vào lò phản
ứng. Chúng sau đó sẽ bị phân rã thành các phần tử hữu ích và có thể
được khôi phục qua quá trình chưng cất. Những phần tử này bao gồm sáp có
thể được sử dụng để làm dầu bôi trơn, các đơn hợp như styrene có thể
được sử dụng để điều chế chất dẻo PS (polystyrene), axit terephthalic
được dùng để tái tạo các sản phẩm nhựa PET, methylmetacrylate sử dụng để
sản xuất sợi acrylic và cacbon được dùng như Cacbon đen trong chất
nhuộm và lốp xe. Phần than còn lại sau quy trình xử lý có thể được bán
dưới dạng than hoạt tính.
Giáo sư Jan Baeyens, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi đã lên
kế hoạch phát triển một nhà máy tái chế quy mô lớn với khả năng xử lý
trung bình 10.000 tấn nhựa sinh hoạt thải ra mỗi năm. Theo đó, trong một
năm, những chiếc xe bồn có thể chở đi từ mỗi nhà máy một lượng hóa chất
tái chế trị giá lên đến 7,7 triệu USD và mỗi nhà máy sẽ tiết kiệm được
gần 777.291 USD/năm tiền thuế đất để chôn nhựa không tái chế. Chi phí
năng lượng cho mỗi nhà máy dự đoán sẽ vào khoảng 77.729 USD/năm.
Yike Bike - Phương tiện di chuyển cá nhân có giá 3600USD
Yike Bike là phương tiện di chuyển cá nhân trong các khu đô thị, thành
phố chật hẹp được giới thiệu một năm về trước và mới đây, nó đã chính
thức xuất hiện trên thị trường với mức giá 3600USD. Yike Bike là chiếc
xe với hai bánh như xe đạp và sử dụng điện.
Xe có kiểu dáng khá nhỏ gọn và linh hoạt, khi không sử dụng bạn có thể
gập gọn Yike Bike và cất vào trong túi. Yike Bike có thành phần chính là
sợi carbon, không những giúp giảm trọng lượng của xe, vật liệu sợi carbon còn giúp thân xe trở nên vững chắc và cứng cáp hơn.
Nhà sản xuất cho biết Yike Bike khi được sạc đầy có thể đi được quãng
đường 10km với vận tốc tối đa đạt 23km/h. Xe có trọng lượng 10,8kg, bánh
trước kích thước 20" và bánh sau là 8". Để giúp dễ dàng quan sát ban
đêm, Yike Bike được tích hợp các đèn LED ở phần đuôi tay lái. Hiện sản
phẩm đang được bán ra tại Mỹ với giá bán 3600USD. Chi tiết về Yike Bike
xem thêm tại đây.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn trang bị cho robot
một đôi chân đàn hồi với 14 nhóm cơ bắp nhân tạo hoạt động bằng khí
nén? Câu trả lời là một chú robot "điền kinh" mà người ta hy vọng rằng
nó sẽ có khả năng chạy nước rút y như con người. Đó chính là dự án phát
triển robot của anh Ryuma Niiyama, người đang hoàn thành khóa tiến sỹ
tại trường đại học Tokyo, Nhật Bản.
Robot được tác giả đặt tên Athlete với mong muốn nó có khả năng chạy như
một vận động viên điền kinh. Athlete có 2 chân làm bằng miếng kim loại
mỏng có khả năng đàn hồi, mỗi chân có 7 nhóm cơ, mỗi nhóm cơ chứa từ 1
đến 6 bộ truyền động để bắt chước các cử động của cơ bắp con người. Mỗi
bàn chân của Athlete còn được gắn các thiết bị cảm biến xúc giác và một
hệ thống đo lường quán tính để giúp nó giữ được tư thế thẳng đứng.
Athlete hiện thời chỉ chạy được 3 bước với vận tốc 1,2 mét/giây trước
khi ngã quỵ xuống và các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tập chạy cho nó.
vNhững nơi có số lượng ngày nắng nhiều trong năm luôn là địa điểm lý tưởng để xây dựng các trạmđiện mặt trời. Sa mạc Kalahari tại Northern Cape,Nam Philà
một nơi như thế và trong tương lai, tại rìa sa mạc này sẽ được xây dựng
các trạm điện mặt trời ới công suất dự kiến đến 5GW, lớn nhất thế giới
do công ty Flour có trụ sở tại Irving, Texas đảm nhận theo lời mời của
chính phủ Nam Phi.
Hiện
tại, trạm điện mặt trời lớn nhất thế giới đang hoạt động là trạm Sarnia
Solar Project công suất 80MW vừa được hoàn tất và đi vào sử dụng hồi
tháng 10 tại Canada. Tuy nhiên, một dự án khác với công suất 1GW cũng đã
được công bố không lâu sau đó với tên gọi Blythe Solar Power Project
được xây dựng tại California. Chính phủ Hoa Kì dự kiến dự án Blythe
Solar Power Project sẽ phải mất đến 6 năm để hoàn thành và cho công suất
không quá 2GW. Tuy nhiên, chính phủ Nam Phi hy vọng rằng trạm điện mặt
trời Solar Park tại sa mạc Kalahari sẽ cho công suất 1GW đến trước 2012
và đến năm 2020 sẽ đạt được chỉ tiêu 5GW.
Hơn 400 nhà đầu tư tiềm năng và các chuyên gia vềnăng lượng mặt trờiđã
cùng tham dự một hội nghị đầu tư Solar Park trong 2 ngày được tổ chức
tại thị trấn nhỏ Upington bên bờ sông cam để hiểu thêm về dự án.
Upington là nơi các trạm điện đầu tiên sẽ được thiết lập và theo yếu tố
địa hình và thời tiết, đây là một nơi lý tưởng bởi khó có mưa, trời hiếm
khi có mây và không hề có bão cát. Nếu được xây dựng thì chi phí bỏ ra
dự đoán sẽ vào khoảng 150 tỉ Rand (~22 tỉ USD) và đa phần nguồn vốn này
được các nhà đầu tư tư nhân cung cấp.
Fluor cho biết Solar Park sẽ mất khoảng 10 năm để hoàn thành và được áp dụng nhiều công nghệ mặt trời khác nhau bao gồmquang điện,
quang điện tập trung cùng công nghệ năng lượng mặt trời tập trung chẳng
hạn như tháp năng lượng và giải pháp chảo lấy nắng parabol.
Với
dự án Solar Park, chính phủ Nam Phi muốn thúc đẩy các giải pháp năng
lượng sạch để đất nước có thể đáp ứng các giao ước quốc tế về tình trạng
thay đổi khí hậu. Nam Phi đã thực hiện một hướng đi đúng đắn đối với
một đất nước mà hơn 90% nguồn điện công suất 45-48GW 1 năm được cung cấp
từ các nhà máy nhiệt điện than đá.
Không chỉ có nước, mặt trăng còn có nhiều vật chất hữu ích
Một năm trước, vụ va chạm kép của vệ tinh quan sát và thăm dò NASA Lunar Crater Observation and Sensing Satellite (LCROSS) cùng tên lửa đẩy lên bề mặt mặt trăng
đã cho thấy sự tồn tại của nước. Hôm nay, với những dữ liệu mới nhất
được LCROSS và tàu Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) thu thập, các nhà
nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: đất bên trong các hố được bao phủ bởi
bóng tối trên mặt trăng rất giàu các vật chất hữu ích và vì vậy, mặt
trăng chủ động về mặt hóa học và thậm chí có cả một vòng tuần hoàn nước.
Hố Cabeus có đường kính gần 100km nằm ở cực Nam của mặt trăng.
Vụ va chạm của tàu LCROSS và tên lửa đẩy lên hố Cabeus tại cực Nam của
mặt trăng được thực hiện vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái. Sau vụ va chạm,
một loại vật chất chưa từng được nhìn thấy dưới ánh sáng mặt trời trong
hàng tỉ năm qua nằm cách vành hố gần 16,1 km đã được 2 tàu LCROSS và LRO
phát hiện. Những mảnh vụn và mây hơi đã minh chứng cho sự tồn tại của
nước tinh khiết dạng hạt trên mặt trăng.
Điều này có nghĩa "nước đá bằng một cách nào đó đã được đưa đến mặt
trăng trong quá khứ hoặc các quá trình hóa học đã tạo nên băng và lắng
đọng với khối lượng lớn," nhà khoa học Anthony Colaprete thuộc trung tâm
nghiên cứu NASA Ames Research Center tại Moffet Field, California cho
biết. "Sự đa dạng và phong phú của các vật chất được gọi là chất dễ bay
hơi theo chùm cho thấy chúng có nhiều nguồn gốc khác nhau chẳng hạn như
từ các sao chổi, các tiểu hành tinh và không chỉ thế, mặt trăng còn có
cả một vòng tuần hoàn nước chủ động ở vùng tối."
Chất dễ bay hơi là những hợp chất đóng băng và được lưu giữ trong những
hố "lạnh" (những hố nằm ở vùng tối của mặt trăng), chúng bay hơi khi
được mặt trời làm ấm. Các công cụ trên 2 tàu LCROSS và LRO đã xác định
khoảng 20% vật chất thu được sau vụ va chạm kép là các chất dễ bay hơi
bao gồm mêtan, amoniac, khí hydro, CO2 và CO.
Các nhà khoa học tin rằng nước và hỗn hợp các chất dễ bay hơi mà 2 tàu
thăm dò đã phát hiện có thể là những gì còn lại của một vụ va chạm do
sao chổi gây nên. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng những chất dễ bay hơi
này là bằng chứng của một vòng tuần hoàn thông qua phản ứng giữa băng đá
và hạt đất mặt trăng.
Sau khi lập sơ đồ phân phối hydro, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận nước
không được phân bổ đều trong các hố lạnh, không chỉ trong hố mà còn nằm ở
khu vực bên ngoài hố thuộc vùng tối.
Tỉ lệ các chất dễ bay hơi so với nước trong đất mặt trăng chỉ ra một quá
trình được gọi là "hóa học hạt lạnh". Các nhà khoa học đưa ra một giả
thuyết rằng quá trình này đã trải qua hàng trăm ngàn năm và có thể xảy
ra tại những nơi lạnh lẽo và thiếu không khí khác chẳng hạn như các
thiên thạch, các mặt trăng của sao Mộc và sao Thổ bao gồm mặt trăng
Europa và Enceladus, mặt trăng của sao Hỏa, những hạt bụi trôi dạt giữa
các vì sao và vùng cực của sao Thủy.
Ngoài ra, 2 tàu LCROSS và LRO cũng phát hiện một lượng lớn kim loại nhẹ
chẳng hạn như Natri, Thủy ngân và thậm chí cả bạc nhưng nước vẫn là vật
chất đáng giá nhất trên mặt trăng.
Với việc nghiên cứu các quá trình và môi trường để xác định nơi tồn tại
của nước đá, cách thức nước được tạo ra trên mặt trăng và vòng tuần hoàn
nước chủ động, những kế hoạch thăm dò tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng hơn
khi đã biết được chính xác vị trí tiếp cận nguồn nước. Qua đó, trong
tương lai, con người có thể khám phá mặt trăng với nguồn nước bổ sung để
duy trì sự sống. Thêm nữa, sự có mặt của khí hydro, amoniac và mêtan có
thể được khai thác để sản xuất nhiên liệu.