Tại Triển Lãm Ô tô Quốc Tế Bắc Mỹ năm nay, hãng xe Porsche đã mang đến chiếc siêu xe 918 RSR với công nghệ hybrid
mới đầy đột phá và thu hút được khá nhiều sự chú ý từ giới truyền thông
cũng như những ai đam mê "xế hộp". Đây là bản nâng cấp thiết kế của
chiếc 918 Spyder lấy cảm hứng từ hình tượng chiếc Porsche 917 huyền
thoại đầu thập niên 70. Chiếc siêu xe này sở hữu một động cơ xăng
563 mã lực đặt giữa theo kiểu truyền thống kết hợp với hai động cơ điện
cung cấp thêm sức mạnh cho 2 bánh trước giúp nó dễ dàng đạt đến công
suất cực đại 767 mã lực. Con số mơ ước của những chiếc xe lai (hybrid).
Điểm nổi bật của chiếc xe này nằm ở những chiếc động cơ điện với công
nghệ lấy năng lượng từ một bánh đà quán tính đặt trên ghế hành khách.
Bánh đà quán tính này có thể đạt đến tốc độ quay 36.000 vòng/phút khi
chúng nhận động lượng từ những lúc thắng xe. Và chỉ một nút bấm, nguồn
động lượng này sẽ chuyển thành năng lượng bổ sung cho khả năng tăng tốc
của xe. Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là một chiếc concept trong mơ vì hiện tại
vẫn chưa có thông tin đề cập đến thời điểm thương mại hoá mẫu xe này từ
Porsche.
Tháng 6 năm ngoái, Mercedes-Benz đã giới thiệu nguyên mẫu đầu tiên của siêu xe SLS AMG E-Cell chạy điện và chỉ trong một thời gian ngắn, cụ thể là tại triển lãm xe hơi NAIAS
năm nay, nhà sản xuất xe hơi Đức đã công bố sẽ đưa SLS AMG E-Cell vào
sản xuất hàng loạt. Là một phần trong chiến lược AMG Performance 2015
của liên minh Mercedes-AMG nhằm mục tiêu tiếp tục giảm mức tiêu thụ
nhiên liệu và khí thải, siêu xe điện
SLS AMG E-Cell với thiết kế cửa cánh chim quen thuộc sẽ hoạt động bằng 4
mô-tơ nhỏ lắp gần các bánh cho công suất 392 kW (525 hp) và mô-men xoắn
cực đại đạt 880 Nm (649 lb-ft). Khách hàng sẽ bắt đầu đặt hàng vào năm
2013.
SLS AMG E-Cell là một xe điện thuần 100% nhưng không phải vì vậy mà sức mạnh của nó lại thua kém dòng SLS AMG
chạy xăng. Cụ thể, SLS AMG E-Cell có thể đạt vận tốc từ 0-100km/h chỉ
trong 4 giây, chỉ thua SLS AMG động cơ V8 6.3L 0,2 giây. Kế hoạch sản
xuất hàng loạt mẫu xe này không thay đổi nhiều so với nguyên mẫu đầu
tiên với cùng một hệ thống làm mát bằng chất lỏng, pin li-ion 48 kWh,
bảng khí cụ và điểu khiển trung tâm được thiết kế lại đồng thời nâng cấp
hệ hống giảm xóc đa liên kết với hệ thống thanh giằng giảm xóc rotuyn
đẩy. Phiên bản SLS AMG E-Cell sản xuất hàng loạt cũng được trang bị
thắng đĩa gốm phức hợp, nhẹ hơn 40% so với thắng đĩa thường.
Mercedes-Benz vẫn chưa cung cấp thêm thông tin chi tiết về SLS AMG
E-Cell trong đó đáng lưu ý là cự ly hoạt động, thời gian sạc và giá
thành.
Một số hình ảnh về siêu xe điện SLS AMG E-Cell của Mercedes-Benz:
Bên cạnh mẫu coupe 3 cửa không đối xứng Veloster thì tại triển lãm NAIAS 2011, Hyundai cũng trình làng một mầu concept
xe địa hình loại nhỏ (crossover) có tên Curb. Đây là mẫu xe được
Hyundai kết hợp giữa 2 khái niệm phương tiện cơ động dùng trong nội thị
(UAV) và xe địa hình (CUV). Không chỉ có dáng vẻ bề ngoài bắt mắt, Curb
được Hyundai trang bị nhiều công nghệ kết nối và đáng chú ý là hệ thống
viễn tin Hyundai Blue Link.
Về thiết kế bên ngoài, Curb có nhiều điểm nhấn hơn so với Veloster như
cụm đèn pha và đèn hậu dạng chữ Y cách điệu hòa quyện với những đường
cong của xe, 4 la-zăng lớn 22 inch kèm lốp Michelin với săm màu vàng
nghệ độc đáo. Thêm vào đó, ống pô được thiết kế để có thể kéo ra làm giá
treo xe đạp và tương tự, nóc xe cũng có một giá đỡ đẩy lên để chở theo
một chiếc xuồng nhỏ.
Với sự phổ biến về công nghệ chạm ngày nay, Hyundai đã trang bị các tấm
cảm ứng trên 4 cửa chính và cửa sập phía sau để người dùng có thể mở chỉ
với 1 cái vuốt tay. Ngoài ra, hiệu ứng ánh sáng cũng được Hyundai vận
dụng với chuỗi đèn LED chạy dọc bên ngoài và logo Curb nổi bật trên nước
sơn trắng.
Về thiết kế bên trong, nội thất của Curb là nơi phô diễn công nghệ với
trọng tâm là sự kết nối. Một màn hình cảm ứng độc đáo "chảy" từ táp lô
đến bảng điều khiển trung tâm, bảng khí cụ và "trôi" đến mặt sau của 2
ghế cho phép hành khách kiểm tra các thống tin. Màn hình cũng hiển thị
những thông số về phương tiện, cho phép tải các ứng dụng và đóng vai trò
như một chiếc điện thoại hỗ trợ cuộc gọi video.
Màn hình có ở khắp mọi nơi bao gồm sau ghế và tay lái với một phần bề
mặt trong suốt. Thêm vào đó, bên trong Curb còn có một màn hình HUD để
hiển thị thông tin định hướng cũng như những hình ảnh thu về từ các
camera thay thế kính chiếu hậu.
Curb được trang bị động cơ siêu nạp 1.6L GDI
4 xy-lanh tương tự Veloster. Tuy nhiên, động cơ này cho công suất tối
đa đến 175hp và mô-men xoắn cực đại 169 lb-ft, cao hơn so với Veloster.
Hyundai cho biết với việc bổ sung công nghệ Idle Stop & Go, Curb có
thể đạt mức tiêu thụ nhiên liệu 1 lít xăng cho 13 km đường nội thành
hoặc 17km cho đường cao tốc.
Công nghệ Blue Link Telematics:
Cả Veloster lẫn Curb đều được trang bị một nền tảng Telematics hoàn toàn
mới có tên Blue Link. Công nghệ này sẽ được giới thiệu chính thức vào
nửa đầu năm nay trên mẫu sedan Sonata và sẽ được đưa vào áp dụng trên
các dòng xe chiến lược của Hyundai vào năm 2013. Hệ thống Blue Link sẽ
được tích hợp hơn 30 tính năng khác nhau và được bán theo 3 gói dịch vụ.
Hệ thống gồm 3 nút chính nằm trên kính chiếu hậu: một nút Menu, một nút
tìm kiếm trên Web và nút cuối cùng để liên lạc với trung tâm điều hành.
Gói tình huống:
Gói tình huống cung cấp các dịch vụ an toàn cơ bản nhất bao gồm dịch vụ
tự động báo cáo tai nạn (Automatic Crash Notification - ACN) và hỗ trợ
trong đó, hệ thống sẽ gởi một tín hiệu chứa các thông tin và vị trí
người điều khiển xe đến một trung tâm phản hồi khi túi khí bung ra; dịch
vụ hỗ trợ khẩn cấp (SOS Emergency Assistance) cho phép khách hàng gọi
911 với nút SOS tích hợp sẵn trên xe, dịch vụ hỗ trợ lề đường (Enhanced
Roadsire Assistance) cho phép người dùng liên hệ đội hỗ trợ khi gặp sự
cố hỏng hóc hoặc hết nhiên liệu. Gói tình huống được cung cấp miễn phí
cho các xe sử dụng hệ thống Blue Link trong thời gian dùng thử, sau đó
người dùng phải trả thêm phí đăng kí và duy trì dịch vụ.
Gói cơ bản:
Gói cơ bản cung cấp các thông số về phương tiện, thông số an toàn và khả
năng truy cập từ xa bao gồm khóa/mở, còi, đèn và khởi động từ xa. Ngoài
ra, gói dịch vụ này còn bổ sung tính năng nhắn tin không dùng tay và
gởi vị trí phương tiện đến các trang mạng xã hội.
Bên cạnh đó, gói cơ bản cũng đi kèm tính năng chống trộm với khả năng
làm giảm sức mạnh động cơ hoặc vô hiệu hóa hệ thống quản lý động cơ để
ngăn tên trộm nổ máy. Thêm vào đó, người dùng có thể thiết lập một hàng
rào địa lý và nhận các thông báo khi phương tiện di chuyển trong một khu
vực định sẵn.
Gói dẫn đường:
Gói dịch vụ này bổ sung các tính năng dẫn đường bao gồm dẫn đường bằng
giọng nói, tìm kiếm địa điểm ưa thích bằng giọng nói, thông tin giao
thông, vị trí trạm xăng và giá. Bên cạnh đó, gói dẫn đường còn cung cấp
tính năng Eco-Coach để theo dõi thói quen lái xe, dự báo thời tiết và
các cảnh báo khác. Nếu xe không được trang bị màn hình chỉ dẫn thì hệ
thống sẽ chuyển sang mặc định bằng âm thanh.
Dịch vụ và hệ thống Blue Link của Hyundai hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn nhưng
công ty vẫn chưa tiết lộ thông tin về giá lắp đặt cũng như cước đăng kí
sử dụng.
Tại triển lãm xe hơi NAIAS 2011 tổ chức ở Detroit, Mỹ; nhà sản xuất xe hơi Hàn Quốc, KIA đã chính thức ra mắt mẫu concept KV7 thuộc dòng xe minivan
với thiết kế rất độc đáo, đa dụng, rộng rãi nhưng cũng không kém phần
hào nhoáng. KV7 được phát triển bởi nhóm thiết kế Nam California của KIA
nhằm mở rộng những khái niệm về một chiếc van hay xe gia đình 7 chỗ
ngồi. Thiết kế của KV7 có nét tương đồng với dòng KIA Soul đã bán ra
trên thị trường tuy nhiên, KV7 vẫn khiến nhiều ánh mắt đổ dồn về nó bởi
những nét độc đáo rất riêng ở phần nội lẫn ngoại thất.
Hộp trong hộp:
Về thiết kế, KV7 không còn giữ những đặc điểm phổ biến của dòng xe
minivan như phần trước và cửa kính thường được làm góc cạnh. Thay vào
đó, KV7 được thiết kế với nhiều đường cong hơn nhưng bố cục của xe vẫn
cho thấy nét chắc chắn và vững chãi cần thiết cho một chiếc minivan.
Theo giám đốc thiết kế KIA Motors America, Tom Kearns: "Ngay từ đầu,
chúng tôi cảm thấy dòng xe minivan cần phải được tái định nghĩa bởi thực
tế cho thấy, mọi người dường như hay gắn cái tên sporty (thể thao) vào
chiếc minivan của mình mặc dù van là dòng xe rất cơ bản, nó chỉ giống
như một chiếc hộp vậy. Thay vì bỏ đi dạng hình hộp truyền thống, chúng
tôi quyết định phát triển nó như những gì đã làm với KIA Soul. Kết quả
là từ một thiết kế hình hộp đơn giản, chiếc xe giờ đây sở hữu một thiết
kế phức tạp hơn nhưng vẫn đảm bảo chức năng của một chiếc van và đáp ứng
những nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng ngày nay."
Điểm nổi bật trong thiết kế:
Dưới nắp capô của KV7 là động cơ siêu nạp KIA Theta II 2.0L với hộp số
tự động 6 cấp, cho công suất 285 mã lực và theo KIA xe có thể đi được 30
dặm cho mỗi gallon (3,8L) nhiên liệu trên đường cao tốc.
Mẫu concept của KV7 hơi thiên về thiết kế thử nghiệm nhưng xe vẫn có
những điểm nhấn rất riêng. Đầu tiên, phải kể đến thiết kế cửa ra vào
khoang hành khách dạng cánh chim nhằm tối ưu hóa không gian và hệ thống
đèn LED. Một chuỗi đèn LED sương mù trải dài phía trước trong khi các
chùm LED nằm dọc được KIA tích hợp rất khéo léo vào cụm đèn pha, kính
chiếu hậu và đuôi xe. Bên trong, KV7 được trang bị nhiều chùm đèn chiếu
sáng nằm bằng dưới sàn và ngay trên bảng điều khiển chính còn có một
chuỗi đèn LED màu xanh lục khá độc đáo. Bên cạnh thiết kế ghế ngồi dạng
xoay, bảng điều khiển trước ghế lái có thể trượt ra thêm gần 16 cm khi
cần thiết. Thêm vào đó, KV7 có một màn hình cảm ứng máy tính dạng mặt
bàn (tabletop) ở sau kết nối với mạng không dây Wi-Fi và một màn hình
khác điều khiển bằng bi lăng ở trước để người dùng có thể điều khiển
nhiệt độ và hệ thống giải trí. Điểm nhấn về nội thất của KV7 là sàn gỗ
tếch, ghế và thành xe được bọc bằng vật liệu nỉ.
Sơ lược về kích thước của KIA KV7 Concept:
Chiều dài: 4,873m
Bề rộng: 2,033m
Chiều cao: 1,729m
Khoảng cách giữa 2 trục: 3,1m
Loại
lốp: P255/45R20 (P225 = lốp cho xe chở khách với chiều rộng 255mm.
45R20 = bề dày 45% chiều rộng lốp, R là cấu trúc Radial và đường kính
la-zăng tương đương 20 inch.)
Chiều thứ 2 vừa qua, AMD
đã phải hứng chịu một tổn thất to lớn khi CEO kỳ cựu Dirk Meyer đã bất
ngờ từ chức. CEO Meyer sẽ ra đi ngay lập tức và trước tình thế này, giám
đốc tài chính Thomas Seifert sẽ tạm thời giữ chức vụ giám đốc điều hành
nhưng không chắc ông sẽ là một ứng cử viên cho vị trí mà Meyer để lại.
AMD đã tỏ rõ sự tán dương và lòng tín nhiệm với những thành quả của
Meyer trong việc xoay trở công ty nhằm lấy lại vị thế từ Intel.
Meyer đã đưa mảng sản xuất chip AMD ra toàn cầu đồng thời giúp AMD thu
được 1,25 tỉ USD từ Intel qua các thỏa hiệp về chống độc quyền và bằng
sáng chế. Thêm vào đó, Meyer một lần nữa lèo lái con thuyền AMD về đúng
lộ trình khi tung ra dòng chip Fusion với khả năng hoạt động còn tốt hơn cả chip CULV của Intel.
Tuy nhiên, sự ra đi của Meyer đã dấy lên những lo ngại rằng mối quan hệ
giữa ông và công ty đã rạn nứt bởi hầu hết các "cuộc chia tay" đều phải
mất một khoảng thời gian để tìm kiếm người thay thế phù hợp. Chúng ta có
thể thấy sự tương đồng giữa Meyer và cựu CEO của HP, Mark Hurd khi ông
bị trục xuất khỏi công ty do vướng phải các rắc rối với một đối tác nữ
và những cáo buộc liên quan đến tài chính. Đến thời điểm hiện tại thì
các quan chức của AMD vẫn chưa đưa ra một lời giải thích nào cho sự ra
đi của Meyer.
Cập nhật:
Cuối cùng thì lời giải đáp cho quyết định từ chức của Meyer đã rõ. AMD
cho biết giám đốc điều hành Dirk Meyer phải chịu trách nhiệm trước sự
yếu kém trong việc cạnh tranh với các hãng như Apple và Intel ở lĩnh vực
máy tính bảng. Mặc dù công ty vẫn chưa đưa ra một lời giải thích mang
tính thủ tục nhưng thông tin cho rằng ban giám đốc đã buộc Meyer phải ra
đi do "nản lòng" trước sự tăng trưởng chậm trong lĩnh vực phần cứng cho
máy chủ và thị trường máy tính bảng.
Đại diện của AMD, Drew Praie đã không xác nhận mọi lý do rõ ràng nào
nhưng tiết lộ rằng Meyer đã được "hỏi" về việc ra đi khi ông đã không
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng cần thiết. Drew giải thích: "Chúng tôi đang
đi đúng hướng nhưng vấn đề ở đây mới chỉ là bước đi, phải tìm ra cách để
bước nhanh hơn."
AMD hiện tại vẫn chưa để lại dấu ấn trên thị trường máy tính bảng trong
khi sản phẩm của Intel lại xuất hiện rất nhiều trong các máy tính bảng
chạy Windows. Những dòng chip của AMD như Athlon Neo, Turion Neo và
Fusion E-series thường tiêu thụ nhiều điện năng hơn dòng Atom
của Intel và các thiết bị sử dụng chip AMD thường có kích thước lớn
hơn. Đây là một hạn chế đối với AMD khi xu hướng hiện nay của các máy
tính bảng là độ gọn nhẹ và tiêu thụ ít năng lượng. Qua đó, AMD thực sự
tỏ ra yếu kém khi cạnh tranh với Intel hay các dòng chip sử dụng cấu
trúc ARM khác như Apple A4 trên iPad hay ARM Cortex-A8 trên Samsung Galaxy Tab.
Trong lĩnh vực máy chủ, dòng chip Opteron
của AMD cho hiệu năng hoạt động tốt hơn và phiên bản mới của Opteron đã
được tích hợp đến 12 lõi tuy nhiên, dòng Xeon của Intel vẫn giữ vị thế
thống trị. AMD chỉ đạt được một số thành tựu gần đây trong đó phải kể
đến dòng chip Fusion với bộ xử lý đồ họa tích hợp trực tiếp lên lõi. Đây
là kết quả từ việc mua lại nhà sản xuất chip đồ họa ATI.